Cây tầm vông là một loài thuộc họ tre, được sử dụng thường xuyên và rất tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày. Ngày nay, ở một số vùng cây tầm vông được coi là cây trồng chủ lực của nông dân. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật chọn giống, cách trồng cây tầm vông hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Cách chọn giống tầm vông tốt
Để có hạt giống tre tầm vông trồng tốt trong vườn, bạn có thể mua cây giống trực tiếp từ vườn cây tầm vông hoặc ươm cây từ những cây tầm vông có sẵn.
Cách trồng cây tầm vông chủ yếu là nhân giống chủ yếu bằng hom gốc hoặc chiết cành. Nhân giống bằng cách giâm gốc đạt tỷ lệ thâm nhập rễ cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không thể sản xuất một số lượng giống để đáp ứng nhu cầu sản xuất với quy mô lớn. Hơn nữa, trong quá trình nhân giống, đã lấy đi những thân rắn, đặc ruột có giá trị nhất, ảnh hưởng đến khóm mẹ. Ngoài ra, những cây tầm vông có kích thước lớn cũng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và trồng.
Cách trồng cây tầm vông bằng bằng phương pháp giâm cành chiết là cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu lớn về giống cây trồng. Phương pháp này làm tăng số giống trồng, không ảnh hưởng đến cây mẹ, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và công lao động, có thể vận chuyển đi xa, dễ canh tác.

Tìm hiểu thêm: Những nét độc đáo trong các thiết kế nội thất tầm vông
Cách trồng cây tầm vông
Có hai cách trồng cây tầm vông là nhân giống từ hom và cành. Thời gian hom vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, khi cây được 10 đến 20 tháng tuổi, dựa trên kinh nghiệm của người dân
Nhân giống bằng phương pháp hom gốc
Đầu tiên, chọn và xử lý hom gốc. Chọn hom già, không bị nấm, còn nhiều rễ, chặt cách gốc 70-80 cm, tính từ phần gốc của cây.
Tiếp theo, đào lộ gốc hom cây tầm vông và dùng xẻng sắt tách gốc cây mẹ tại vị trí cổ thân ngầm (cạnh cây già). Sau đó, ngâm chúng vào nước cho đến hết thân cây để đảm bảo cây con không bị khô héo.
Để chăm sóc cây, cần loại bỏ hết đất bám ở gốc hom và trộn đất để ươm cây. Đất dùng để hom cây phải là đất mặt, dùng phân chuồng và rơm rạ băm nhỏ theo tỷ lệ 1:1:1.
Với cách trồng cây tầm vông này sau khi ươm hom cây xong hãy tưới nước, chăm sóc nó và quan sát nó lớn lên. Cây con nên được trồng trong giàn che râm mát trong sáu tuần đầu tiên.
Nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Sau khi chọn cành cần cắt, bạn cắt bỏ phần ngọn cành. Nên để lại phần hom còn lại 3-4 lóng (khoảng 30-40 cm). Cuối cùng, lóng cuối nên được cắt một góc 450 và để lại 4-5 cm.
Chuẩn bị đất hỗn hợp để bó cành. Đất mùn được tạo ra bằng cách trộn rơm và xơ dừa đã ủ theo tỷ lệ thể tích 1:1 với nước. Miệng túi ni long quay đối diện với đầu cành chiết, đặt túi ni long chứa hỗn hợp bầu lên trên cành chiết. Các nhánh nên được bó lại làm sao để để cành chiết chọc vào chính giữa khối đất bầu.
Sau khi bó khoảng 20-30 ngày, kiểm tra xem hầu hết các hom đã có bộ rễ phát triển đầy đủ và rễ đã chuyển từ màu trắng sữa sang màu vàng thì tiến hành tách hom và đặt vào luống ươm.
Nên chọn nơi trồng nông, thoát nước tốt và làm giàn san phẳng tạo độ tàn che từ 60% đến 70%. Khi thực hiện cách trồng cây tầm vông này, tầm vông cần được đem đi trồng nên chăm sóc và tưới nước thường xuyên, những cành hom không đạt tiêu chuẩn hoặc bị nhiễm bệnh nên được loại bỏ.

Blog liên quan: Đọt tầm vông và những giá trị mà đọt tầm vong mang lại cho chúng ta.
Cách chăm sóc cây tầm vông xanh tươi tốt
Bón phân, tưới nước cho cây tầm vông
Khi mới trồng, rễ cây còn yếu không thể bám chắc xuống đất dễ bị đổ, gãy hoặc chết do thiếu nước. Vì vậy, cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tưới nước, bón phân để cây nhanh bén rễ nên chú ý thực hiện tưới nước 2 lần trên tuần.
Sau khi thục hiện hai cách trồng cây tầm vông trên, cây tầm vông trồng khoảng 1 năm sẽ mọc ra nhiều nhánh. Nên trồng xen canh các loại cây khác nhau có tán lớn để giúp cản gió và tránh đổ ngã cho cây. Trong giai đoạn này, bón phân hai lần một năm sẽ cải thiện sự tăng trưởng giúp cây phát triển tốt hơn.

Khi cây bắt đầu cho măng ở tuổi 4-5 nên bón phân NPK theo hướng dẫn. Khi bắt đầu có mưa bón phân nhiều N hơn K để măng phát triển khỏe và ra những cây tầm vông đẹp. Bón nhiều K hơn N vào cuối mùa mưa giúp cây non sinh trưởng mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Tỉa cây, phòng sâu bệnh cho cây tầm vông
Cây tầm vông thường gặp các loại sâu bệnh như sâu đục thân, xoắn lùn làm hại cây. Vì vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra cây để phòng trừ sâu bệnh làm hại cây.
Để phòng trừ bệnh hại cây hiệu quả. Trước khi thực hiện cách trồng cây tầm vông đã hướng dẫn chúng ta phải phải dọn sách gốc, chặt bỏ những cây yếu, thấp, nhỏ, sâu bệnh, phát quang bụi rậm xung quanh. Đây là một kỹ thuật phổ biến mà người làm vườn sử dụng khi trồng và chăm sóc tầm vông.
Lời kết
Bài viết Tre Tầm Vông Đàm Phương trên đây hướng dẫn người đọc kỹ thuật chăm sóc và cách trồng cây tầm vông đạt hiệu quả cao. Giúp mang lại giá trị nền kinh tế cho người dân và làm đẹp cảnh quan. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có những sản phẩm chất lượng bằng cây tầm vông ra thị trường hiện nay.
Nếu bạn muốn có một đại điểm chuyên cung cấp tre tầm vông với số lượng nhiều, giá cả hợp lý hãy liên hệ ngay Tre Tầm Vông Đàm Phương đảm bảo chất lượng hàng đầu sẽ tư vấn và cung cấp tầm vông cho khách hàng nhanh nhất.
Đọc thêm: Tổng hợp kích thước tầm vông cắt khúc phổ biến hiện nay