Quy trình uốn tre trúc tầm vông không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn. Tre trúc tầm vông đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với ngành xây dựng, kiến trúc. Để có được độ thẳng như ý muốn, phù hợp với mục đích công việc cũng như các sản phẩm đẹp mắt, cần phải có những người thợ lành nghề biết cách uốn cây tầm vông.
Giới thiệu về tre trúc tầm vông
Tre trúc tầm vông hay còn biết đến cái tên cây trúc Thái, trúc Xiêm La, hoặc là cây tầm vông rừng. Cây tầm vông thường xuất hiện ở khu vực các tỉnh miền nam như Tây Ninh, An Giang, Bình Dương và Bình Phước. Tầm vông chịu hạn khá tốt nên thường cây sinh trưởng cao từ 6-14m, ruột đặc, cứng, không có gai nhọn nhưng lại rất dẻo. Tre trúc tầm vông thường mọc thành bụi, với mật độ từ 20-30 cây.
Để có thể thấy được một cây tầm vông thẳng, các nghệ nhân cần thực hiện quy trình uốn tre trúc tầm vông để cây phù hợp với mục đích công việc. Mang đặc tính có độ bền cao, dễ uốn cong và chịu lực tốt, tầm vông đã trở thành nguyên liệu mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân tại địa phương với số lượng lớn quanh năm.

Tre trúc tầm vông có độ bền rất cao, là một trong các nguyên liệu chính làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, xây dựng lán trại, vật dụng trong gia đình. Trước khi đưa cây tầm vông vào sử dụng hoặc biến thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cây cần phải trải qua quy trình uốn tre trúc tầm vông thẳng sao cho đạt với yêu cầu của sản phẩm. Chính vì yêu cầu này mà nghề uốn tầm vông ra đời.
Có thể bạn quan tâm: Đặc tính cây tầm vông – Những thông tin mà bạn nên biết
Các công cụ và dụng cụ cần thiết cho quy trình uốn tre trúc tầm vông
Quy trình uốn tre trúc tầm vông đòi hỏi một loạt công cụ chuyên dụng:
- Bếp lò uốn tầm vông : Khung bếp được làm từ tầm vông hoặc gỗ bạch đàn để tạo sự vững chắc. Phần khung đỡ được bố trí các vòng móc sắt để giữ tầm vông chắc chắn trên lò. Phần khung cố định bằng hai thanh gỗ lớn đặt trên bếp lò để cố định tầm vông khi uốn. Phần bếp lò sẽ cung cấp lượng nhiệt được đặt phía dưới không gây ảnh hưởng đến thợ.
- Găng tay cầm tầm vông : Dù tầm vông không có gai nhọn như các loại tre trúc cùng chi, nhưng để đảm bảm an toàn khi tiếp xúc với nhiệt và tránh các loại dằm đâm tay, thợ uốn tre trúc tầm vông nên mang găng tay mỗi ngày.
- Than củi : Đây là nguyên liệu không thể thiếu để bếp lò hoạt động. Người thợ nên nhóm than chín đỏ hoàn toàn trước khi sử dụng 5 – 10 phút để tránh bị khói ảnh hưởng sức khỏe.

Đọc thêm: Lợi ích của việc trồng cây tầm vông
Quy trình uốn tre trúc tầm vông
Quy trình uốn tre trúc tầm vông không chỉ là công việc mà còn là một nghệ thuật. Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình này:
Công đoạn chuẩn bị
Trước hết, chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu. Tre trúc tầm vông được chọn cần phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị mục hay sâu bệnh. Đối với tre trúc, tuổi thọ tầm 3-5 năm là lý tưởng nhất vì độ cứng và độ đàn hồi tốt. Lúc này cần nhóm cho bếp lò để đốt lửa uốn tầm vông. Quy trình yêu cầu nguồn thanh củi phải chất lượng cao. Lửa cháy đều và nhiệt độ cao sẽ giúp việc uốn cây nhanh hơn.
Công đoạn uốn tre tầm vông
Quy trình uốn tre trúc tầm vông đòi hỏi sự nhẫn nại, tinh tế và kỹ năng cao, bởi một sai lầm nhỏ có thể làm hỏng cả một đoạn tre. Sau khi có lò uốn và nguồn tầm vông tươi, những người thợ lành nghề bắt đầu công việc hàng ngày của họ. Họ bắt đầu nhóm lửa cháy to và cần hai người thợ bắt đầu uốn cây tầm vông. Khi thân cây được uốn cong, người thợ đối diện cúi xuống kéo cây ra.

Cây nhiều đốt, cây cong vênh cần phải uốn 5 – 7 mối mới có được sản phẩm thẳng đẹp. Thời gian uốn cây mất từ 2-3 phút với ngọn lửa đều và nhiệt độ cao. Những người thợ sẽ biết cách nhận biết uốn cây sao cho thẳng đều.
Công đoạn hoàn thiện
Sau khi uốn xong, tre trúc sẽ được phơi khô lại. Khi tre đã khô hoàn toàn, chúng ta sẽ sử dụng công cụ uốn để tạo ra các hình dáng và đường cong mong muốn. Công đoạn cuối cùng là xử lý bề mặt của tầm vông, bao gồm việc mài, đánh bóng và sơn phủ để tăng độ bền và thẩm mỹ cho sản phẩm.
Những nguyên tắc trong quy trình uốn tre trúc tầm vông
Cách uốn cây tầm vông này yêu cầu phải có hai người phụ trách. Một người phụ trách đưa cây vào lò và uốn phần gốc và thân. Người thợ còn lại sẽ uốn phần ngọn và đưa thành phẩm ra khỏi lò. Nguyên tắc trong quy trình uốn tre trúc tầm vông là phải uốn phần gốc trước vì đó là phần cứng nhất của tầm vông.
Lúc này công việc khó nhất là phải giữ được lửa cháy đều, nhiệt độ cao thì mới nhanh và đạt hiệu quả được. Cách uốn cây tầm vông này không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người uốn phải có sự khéo léo, nhẫn nại. Những cây tầm vông được xếp chồng lên nhau, lần lượt từng cây sẽ đem lên bếp nướng và uốn.
Tổng kết
Quy trình uốn tre trúc tầm vông là một quá trình phức tạp, đòi hỏi kỹ năng và kiên nhẫn. Để tạo ra một cây tầm vông thẳng đẹp cần rất nhiều công sức. Điều này cho thấy được giá trị to lớn của cây tầm vông, giúp cây có vị thế quan trọng đóng góp cho các sản phẩm thủ công mĩ nghệ hoặc các công trình kiến trúc thân thiện môi trường.

Các công trình lớn từ tre tầm vông có thể kể đến như Nhà đón Grand World Phú Quốc dự án Vinpearl làm từ 42.000 cây tầm vông. Dự án Vinpearl được thiết kế tạo thành một cấu trúc tre “khổng lồ” cao 14,8 mét mang đậm văn hóa Việt Nam. Với nguồn tre tầm vông chất lượng từ Tre Tầm vông Đàm Phương và kỹ thuật uốn tre mà kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã liên kết các tầng lớp cấu trúc vòm và thẳng, tạo nên kiệt tác.
Hy vọng với bài viết về quy trình uốn tre trúc tầm vông bạn đọc đã hiểu và nắm được các thông tin phù hợp. Nếu bạn đang cần tìm nguồn tầm vông bền vững tự nhiên, Tre Tầm Vông Đàm Phương hiện đang cung cấp loại sản phẩm đa dụng này. Hãy để tầm vông Đàm Phương góp phần thổi hồn cho các công trình kiến trúc, bền vững với thời gian.
Blog liên quan: Gợi ý phong cách trang trí với cây tầm vông